Nhận xét Tang_thương_ngẫu_lục

Dương Quảng Hàm khen ngợi rằng:

Tang thương ngẫu lục cùng với Vũ trung tùy bút đều là những tài liệu quý dùng để khảo cứu về lịch sử, địa lý, điển lễ, phong tục ở cuối đời Lê.[4].

Nguyễn Phương Chi nêu ý kiến:

Một số lớn truyện ghi chép những giai thoại về các nhân vật lịch sử với ý thức đề cao những người đã góp công trạng trong việc gìn giữ, xây đắp và tô điểm cho nước non, xứ sở (như Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Công Hãng, Đặng Trần Côn, Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều…). Một số truyện miêu tả một vài cảnh sinh hoạt xa hoa trong phủ chúa, cảnh những con quan ngang ngược lộng hành ngay chốn kinh thành; đối lập với đấy, là cảnh sống của các tầng lớp nhân dân đang bị bần cùng, bị đẩy ra chiến trường vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn thống trị (như: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Quận mã Đặng Lân…). Một số truyện khác, với nghệ thuật điêu luyện, hai tác giả đã khắc họa những danh lam, thắng cảnh, những di tích…với nhiều phong vị và màu sắc (Chùa Phật Tích, Hồ Gươm…).Cuối cùng, là một truyện ma quỷ, một số sự tích hoang đường, kỳ lạ. Đây chính là nét đặc sắc làm nên giá trị của sách. Bởi ở chỗ màu sắc hoang đường được vận dụng như thủ pháp nghệ để ghi lại những hình ảnh của thời đại đầy biến động. (Ma Đồng Xuân, Nội đạo tràng, Mẹ ranh càn sát…).Với lối văn kể chuyện giản lược, ngắn và súc tích. "Tang thương ngẫu lục" tuy chưa thể xếp ngang hàng với "Vũ trung tùy bút", song nó cũng là một tập truyện ký có giá trị văn học và sử học đáng kể.[5].